Dapp là gì?
Dapp (Ứng dụng phi tập trung) là các ứng dụng hoặc chương trình tồn tại và chạy trên blockchain hoặc mạng ngang hàng (peer-to-peer) gồm nhiều máy tính thay vì một máy.
Một ứng dụng web tiêu chuẩn, như Uber hoặc Twitter, chạy trên một hệ thống máy tính do một tổ chức sở hữu và điều hành. Ứng dụng có thể có nhiều người dùng, nhưng nó vẫn được kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất. Mặt khác, dApp chạy trên blockchain, trong một môi trường phi tập trung, nguồn mở và thuộc sở hữu của người dùng thay vì người tạo ra dApp.
dApp cũng đa dạng như các ứng dụng thông thường. Chúng có thể là mạng xã hội, trò chơi, giải trí,... Nhiều dApp được thiết kế như một công cụ để giúp người dùng tiếp cận các dịch vụ tài chính phi tập trung hay còn gọi là DeFi. Chức năng này phổ biến đến mức Ethereum phải phân loại các dApp thành "tài chính", "bán tài chính" và "khác".
Đối tượng chính của dApp là người dùng cuối. Họ không cần kiến thức cao siêu về blockchain để sử dụng dApp. Một số dApp lớn có thể kể đến như Trader Joe (Avalanche), UniSwap (Ethereum), Decentraland (Ethereum), PancakeSwap (BSC)...
Tóm lại, rất khó để khái quát DApp theo định nghĩa với chỉ 1-2 dòng, tóm lại, nếu một ứng dụng không đáp ứng tất cả các tiêu chí này, thì đó không phải là DApp:
- Mã nguồn mở – Mã nguồn của ứng dụng có sẵn cho tất cả mọi người.
- Phân cấp – Sử dụng công nghệ mã hóa giống như blockchain.
- Tiền thưởng – Ứng dụng có tiền điện tử / tài sản kỹ thuật số để tự cung cấp nhiên liệu.
- Thuật toán / Giao thức – Tạo mã thông báo và có cơ chế đồng thuận sẵn có.
Đặc điểm của Dapp
Đặc điểm chung của các DApp là tính phi tập trung. Do đó không ai có thể kiểm soát được những hoạt động của người dùng trên các dự án này. Ngoài ra, xu hướng của các ứng dụng phi tập trung trong Crypto thường là mã nguồn mở, cộng đồng có thể tạo ra những dự án khác từ bộ code của các ứng dụng phi tập trung cũ.
Bên cạnh đó, để xây dựng được ứng dụng phi tập trung thì nền tảng Blockchain đó phải có Smart Contract. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng bất kì Blockchain nào cũng có thể tạo ra hệ sinh thái với hàng trăm ứng dụng, thì chỉ có những Blockchain nào hỗ trợ Smart Contract mới có thể hỗ trợ xây dựng ứng dụng này.
Một ví dụ dễ thấy là Terra, trước năm 2021, Terra chỉ là một Blockchain phục vụ cho thanh toán. Nhưng từ lúc Terra hỗ trợ Smart Contract vào cuối năm 2020 thì hệ sinh thái Terra đã bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2021.
Đặc điểm tiếp theo là các ứng dụng phi tập trung thường có chung các bước phát triển, bao gồm lên ý tưởng, xuất bản Whitepaper, tạo token, phân phối token,...
DApp phụ thuộc vào các hợp đồng thông minh
Trong bối cảnh công nghệ blockchain, các hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy trên một mạng lưới phân quyền vừa dễ theo dõi vừa không thể đảo ngược.
Các hợp đồng thông minh ngày nay giúp cho người dùng tiền mã hóa giao dịch bất kỳ thứ gì có giá trị theo một con đường không có xung đột và không phải dựa vào một người trung gian nào.
Về cơ bản, người dùng có thể sử dụng dApp theo nhiều cách khác nhau. Có lẽ phương pháp đơn giản nhất là người dùng có thể trao đổi Ether (tiền tệ của nền tảng Ethereum) để giải quyết một hợp đồng tài chính với người dùng khác.
Các hình thức khác của dApp liên quan đến thông tin không chỉ được lưu trữ trên một blockchain. Ví dụ, một ứng dụng bảo hiểm có thể xác minh và điều chỉnh các điều khoản của thỏa thuận, nhưng phụ thuộc vào một số yếu tố để xác minh tính xác thực của yêu cầu bảo hiểm.
Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, một số dApp sử dụng các hợp đồng thông minh dựa trên thông tin bên ngoài được cung cấp bởi “Oracles” – nhà cung cấp thông tin cụ thể đáng tin cậy để thông báo về cách thức và liệu hợp đồng có được thực hiện hay không.
Trong những năm gần đây, một số dApp thú vị đã xuất hiện. Dự án Golem nhằm mục đích tạo ra một thị trường nơi người dùng có thể thuê, sử dụng hoặc cho thuê điện toán dự phòng để tạo thành một siêu máy tính toàn cầu phân quyền. Augur có ý định tạo ra một công cụ dự báo mang tính phân quyền cho các nhà giao dịch. CryptoKitties – một trò chơi trong đó người chơi có thể sở hữu, lai tạo và bán mèo ảo để có được Ether.
Cuối cùng, có lẽ hình thức tham vọng nhất của dApp là của một tổ chức tự quản phân quyền (DAO). Trong một DAO, người dùng trên khắp thế giới sử dụng Ethereum để tạo thành một tổ chức không có sự lãnh đạo. Trong quá khứ, DAO đã được sử dụng như một hình thức của quỹ đầu tư mạo hiểm phân quyền, trong đó người dùng có thể bỏ phiếu để phát hành các quỹ đối với các dự án cụ thể.
Thuật ngữ dApp sẽ tiếp tục phát triển khi mà các nhà phát triển sẽ tạo ra các công nghệ mới trong nền tảng blockchain và nhằm mục đích phân quyền các dịch vụ thường ngày được tìm thấy trên internet.
Ưu điểm và nhược điểm của Dapp
Ưu điểm
- Chống kiểm duyệt: Dapp tồn tại phi tập trung nên rất khó để các chính phủ hoặc cá nhân có thể kiểm soát mạng.
- Không có thời gian chết: Hệ thống ngang hàng đảm bảo cho các Dapp liên tục hoạt động ngay cả khi các máy tính riêng lẻ hoặc các bộ phận gặp sự cố mạng.
- Mã nguồn mở: Điều này khuyến khích sự phát triển rộng rãi của hệ sinh thái Dapp. Cho phép các nhà phát triển xây dựng các Dapp tốt hơn với các chức năng hữu ích trong tương lai.
Nhược điểm
- Có thể bị hack: Việc chạy trên mã nguồn mở hợp đồng thông minh là ưu điểm nhưng cũng là một cơ hội cho hacker tìm kiếm lỗ hổng bảo mật để tấn công.
- Vấn đề về khả năng sử dụng: Rất nhiều Dapp có giao diện người dùng kém và khó sử dụng, tuy nhiên điều này đang được cải thiện dần theo thời gian.
- Phụ thuộc vào người dùng: Dapp càng có nhiều người dùng thì hoạt động càng hiệu quả hơn. Ngược lại, các ứng dụng phi tập trung sẽ gặp khó khăn nếu số lượng người dùng thấp, khiến chúng hoạt động kém an toàn hơn.
Phân loại DApp
Nếu chia theo ứng dụng, DApp có thể được phân theo mục đích sử dụng như: trao đổi, trò chơi, tài chính, cờ bạc,...
Nếu phân theo Blockchain, DApp sẽ được chia thành 4 loại:
- Loại I sẽ hoạt động trên chuỗi khối của riêng chúng. Ví dụ: Bitcoin và Ethereum.
- Loại II là các giao thức hoạt động trên chuỗi khối của loại I. Bản thân các giao thức này có các token cần thiết cho chức năng của chúng.
- Loại III là các giao thức hoạt động bằng cách sử dụng các giao thức của loại II. Tương tự như loại II thì loại III cũng có các token cần thiết cho chức năng của chúng.
Ứng dụng của DApp
DApp được sinh ra để giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ như:
- Để giải quyết vấn đề thanh toán, ta có các ứng dụng phục vụ cho việc thanh toán như Kado ở Terra.
- Để giải quyết vấn đề giao dịch, ta có các sàn DEX như Uniswap, PancakeSwap,...
Một số dự án làm về những mảng “trừu tượng” hơn, như Oracle dùng để đưa dữ liệu ở thế giới thực vào Crypto, hay những bên làm về cơ sở hạ tầng,...
Nói về ứng dụng thực tế, cũng có một số Dapp làm về mảng y tế, hay phục vụ cho việc từ thiện, điển hình như Angel Protocol ở Terra.
Tương lai của Dapp
Dapp vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tính đến quý 2 năm 2020, tổng khối lượng giao dịch trên Dapp đã đạt 12 tỷ đô la, tăng 4,5 tỷ đô la so với quý trước. Mặc dù đây là những con số đáng chú ý, tuy nhiên Dapp vẫn còn một chặng đường dài phía trước để tiếp tục phát triển.
Trước khi Dapp thực sự trở nên phổ biến, các nhà phát triển và nền tảng mà họ đang sử dụng vẫn còn rất nhiều thách thức phải giải quyết, chẳng hạn như: Khả năng mở rộng, bảo mật và trải nghiệm người dùng. Chúng ta tin tưởng rằng những vấn đề hiện tại sẽ được khắc phục trong tương lai để đưa các ứng dụng phi tập trung tiến thêm một bước xa hơn.
Kết luận
Nhìn chung, Dapp giống như căn nhà được xây dựng dựa trên blockchain platform (nền móng) và giao thức (quy tắc). Cùng nhau, chúng góp phần tạo ra một nền kinh tế số mới, với các dịch vụ ngang hàng, loại bỏ bên trung gian và giảm sự độc quyền của những tập đoàn lớn. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về Dapp để có thể hiểu hơn về thế giới Blockchain.