Moola Market là gì?
Moola Market là một giao thức thanh khoản non-custodial được xây dựng trên blockchain Celo, cho phép người dùng tiếp cận với yield và credit.
Định hướng của Moola là cung cấp cho mọi người điều kiện tốt nhất, để người gửi tiết kiệm có thể tạo ra lợi nhuận, còn người đi vay thì được vay tín dụng. Các khoản vay có thể là cho vay vĩnh viễn over-collateralized hoặc flashloan under-collateralized.
Điểm nổi bật của Moola Market
Tương tự các dự án cùng phân khúc khác, Moola Market là cầu nối cho người dùng muốn cho vay để nhận lãi suất, và người dùng đi vay để có tài sản mình cần. Do được xây dựng trên nền tảng Celo, những giao dịch trên Moola Market có phí rất rẻ và tốc độ giao dịch nhanh.
Người cho vay ở Moola market có thể gửi tài sản trong khoảng thời gian ngắn và rút tài sản về vẫn được nhận khoản lợi nhuận tương ứng. Moola Market cho phép anh em tùy chọn mức lãi suất phù hợp với mình, bao gồm lãi suất thay đổi hoặc lãi suất ổn định. Trên thị trường không có quá nhiều dự án cho phép người dùng có thể chọn đa dạng lãi suất như Moola Market.
Điểm sáng tiếp theo có thể kể đến là Flash Loans, tính năng vay và hoàn trả trong một giao dịch. Đây là một công cụ độc đáo trong Crypto, giúp anh em có thể mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn. Và có lẽ Moola Market cũng là một trong những nền tảng Lending tích hợp Flash Loans đầu tiên trên Celo.
Moola hoạt động thư thế nào?
Tầm nhìn của Moola là trở thành nền tảng Lending/Borroing hàng đầu trong hệ sinh thái Celo. Để làm được điều đó, kiến trúc thiết kế của Moola lấy cảm hứng từ các nền tảng hàng đầu cùng nghành như Aave hay Compound. Hãy cùng điểm qua một số tính năng nổi bật của nền tảng Moola nhé.
- Moola được thiết kế để an toàn cho cả người gửi tiền và người đi vay.
- Đối với người gửi tiền (lender) sẽ chuyển tài sản tiền điện tử vào các nhóm thanh khoản (LPs) để nhận lãi suất khi trao đổi.
- Đối với người đi vay sẽ tham gia nhóm (LPs) để tìm tài sản để vay và thế chấp bằng tài sản theo yêu cầu của Moola. Moola không có bất kỳ giới hạn thời gian nào liên quan đến tiền gửi. Người cho vay có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn.
- Người đi vay có thể vay tới 75% giá trị của bất kỳ tài sản nào mà họ sở hữu, có nghĩa là tài sản trị giá 100 đô la được yêu cầu vay 75 đô la. Các nền tảng hàng đầu như MarkerDAO, Compound và Aave có tỷ lệ tài sản thế chấp lần lượt là 67%, 75% và 75%.
Moola hiện hỗ trợ 5 loại tài sản tiền điện tử:
- Celo : Tài sản gốc của nền tảng Celo.
- MOO: Token gốc của nền tảng Moola market
- Celo Dollars (cUSD) : Một tài sản ổn định theo giá Đô la Mỹ.
- Celo Euro (cEUR) : Một tài sản ổn định theo giá Euro.
- Celo Real (cREAL): Một dạng stablecoin cho phép chuyển tiền và giao dịch nhanh hơn trên điện thoại trên hệ sinh thái của Celo.
Thông tin chi tiết Token Moola Market (MOO)
Key Metrics MOO Token
- Token Name: Moola Market.
- Ticker: MOO.
- Blockchain: Celo.
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0x17700282592D6917F6A73D0bF8AcCf4D578c131e
- Token Type: Quản trị, tiện ích.
- Total Supply: 100,000,000 MOO.
- Circulating Supply: Updating...
Phân bổ MOO Token
- Moola Community Treasury: 51.04%.
- Pre-Sale: 23.57%.
- Founders: 10%.
- Future Employees: 5%.
- Celo Reserve: 5%.
- Contractors/Advisors: 3.52%.
- Early Supporters: 1.87%.
Lịch phân bổ MOO Token
- Pre-Sale: Trả token trong vòng 12 tháng.
- Founders: Trả token trong vòng 12 tháng.
Lịch mở bán MOO Token
Updating...
MOO Token được dùng để làm gì?
MOO Token dùng để:
- Là token quản trị, tham gia vào các hoạt động vote cộng đồng.
- Tham gia stake MOO trên các pool của Ubeswap để nhận phí giao dịch và nhận incentives là token MOO.
Cách mua MOO Token
Anh em có thể mua MOO token trên Ubeswap và sau đó staking MOO token trên các pool của Ubeswap để nhận incentives là MOO token.
Sàn giao dịch MOO Token
Anh em có thể mua token trên UbeSwap.
Roadmap & Updates
Dự án chưa đưa ra roadmap cụ thể, tuy nhiên thì dự án cũng đang chú trọng vào các vấn đề như: gia tăng doanh thu, tăng tính ứng dụng của MOO token và xây dựng cộng đồng lớn mạnh hơn.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
Đội ngũ của Moola Market
Founder của Moola Market là Patrick Baron. Anh đã thành lập Moola vào 2021. Các thành viên khác hiện vẫn đang ẩn danh.
Nhà đầu tư của Moola Market
Moola đã gọi được 1,4 triệu USD từ các quỹ đầu tư Polychain Capital, Flori Ventures, Davoa Capital và các nhà đầu tư thiên thần khác.
Đối tác của Moola Market
Updating...
Cộng đồng dự án
- Website: https://moola.market/
- Telegram: https://t.me/joinchat/Xrykyk-2Zz5lYzMx
- Discord: https://discord.com/invite/NsphyqbESK
- Twitter: https://twitter.com/Moola_Market
- Medium: https://moolamarket.medium.com/
Moola Market có đáng đầu tư không?
Về dự án: Moola Market mới được ra mắt cách đây 1 năm nên vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì, tuy nhiên việc dự án được Celo tin tưởng cũng là một điểm cộng không hề nhỏ. Với sứ mệnh trở thành một mảnh ghép Lending & Borrowing chủ chốt trên Celo, Moola Market không ngừng tối ưu nền tảng với chi phí thấp, tốc độ nhanh chóng và dễ tiếp cận với mọi người dùng. So với nhiều dự án cùng phân khúc như Compound, Aave, Moola Market được đánh giá là dự án tiềm năng, nổi bật hơn về tốc độ giao dịch và lựa chọn đa dạng lãi suất khi vay
Về Token: Theo cá nhân mình thì MOO·coin cũng có thể được coi là một đồng coin có triển vọng lựa chọn đầu tư. Tuy vậy, so sánh về tiềm năng, mức độ sinh lời của nó trong thời gian ngắn thì chưa tốt bằng những đồng coin top đầu. Anh em nào muốn đầu tư thì có thể DCA nhé.
Dự án tương tự
- Aave (AAVE): Giao thức mã nguồn mở và non-custodial cho phép người dùng kiếm lợi nhuận bằng cách gửi tiền và vay tài sản.
- Compound (COMP): Giao thức cho phép người dùng cho vay và mượn tài sản mã hoá (crypto assets) mà không cần thông qua bên thứ ba bất kỳ.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin mới nhất về Moola Market mà mình đã cập nhật, anh em nghĩ thế nào về MOO Token? Hãy cùng theo dõi chúng mình qua Fanpage coinx3 để cập nhật thông tin mới về các dự án trong tương lại nhé.